1/Tác động của khí phóng xạ radon gây ung thư phổi
Ủy ban Khoa học của Liên Hiệp Quốc nghiên cứu về tác động của khí phóng xạ radon vừa công bố công trình khoa học, cung cấp bằng chứng về mối liên quan giữa khí phóng xạ này với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Tác động của khí phóng xạ radon gây ung thư phổi
Khí radon là sản phẩm của quá trình phân rã uranium trong tự nhiên và rất khó phát hiện. Radon thoát lên từ lòng đất qua các kẽ hở trong nền nhà. Ngoài ra, khí này còn có thể thoát ra môi trường qua nguồn nước suối và suối nước nóng, tích tụ trong nhà và nơi làm việc.
Phát hiện này buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng phải cân nhắc về tác hại của khí radon và có quy định về việc giảm mức khí tại các trụ sở làm việc và tòa nhà.
2/Bệnh ung thư phổi có thể do di truyền
Ung thu phoi co the di truyenCăn bệnh có thể truyền lại qua các thế hệ trong gia đình, các nhà nghiên cứu Iceland tuyên bố hôm qua. Tuy vậy, sự tiếp xúc với khói thuốc vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, thậm chí ở những người không mang gene bệnh.
Bệnh ung thư phổi có thể do di truyền
Theo báo cáo từ Bệnh viện Landspitali ở Reykjavik, Iceland, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng gấp 2,7 lần ở những người có cha hoặc mẹ mắc bệnh; tăng gấp đôi ở những người có anh chị em hoặc con cái là nạn nhân của ung thư. Với cô chú của bệnh nhân, khả năng mang bệnh cũng cao gấp 0,3 lần. Còn anh chị em họ của một nạn nhân ung thư phổi đối mặt với 14% nguy cơ.
Trong các loại ung thư, ung thư phổi là nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở cả nam và nữ, trong đó, người hút thuốc chiếm 90%.
Các nhà nghiên cứu Iceland nhận định: “Mặc dù kết quả khẳng định vai trò của gene trong nguy cơ mắc ung thư phổi, nhưng vẫn phải nhấn mạnh rằng thuốc lá đóng vai trò chủ đạo trong căn bệnh này, thậm chí ở cả những người không mang gene bệnh”.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Đài Loan cho biết, những người uống nước có hàm lượng thạch tín cao có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 3 lần. Người hút thuốc còn có nguy cơ cao hơn nữa.
Thạch tín, một tác nhân gây ung thư, có tự nhiên trong đất và có thể gây ô nhiễm nước uống. Nghiên cứu của Đài Loan cho thấy khoảng 32-55% các ca ung thư phổi ở nước này là kết quả của sự kết hợp giữa việc hút thuốc và hấp thụ thạch tín.
3/Ung thư phổi người hút thuốc khác người không hút thuốc
Các nhà khoa học đã so sánh những đặc điểm di truyền của khối ung thư phổi ở 30 người chưa từng hút thuốc với khối u của 53 người đang hoặc đã từng hút thuốc và nhận ra có điểm khác nhau giữa ung thư phổi của người hút thuốc và không hút thuốc.
Ung thư phổi người hút thuốc khác người không hút thuốc
Theo nghiên cứu sinh Kelsie Thu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Bristish Columbia ở Vancouve, khối u của những người chưa từng hút thuốc có bất thường ADN gấp đôi so với những người đang hoặc đã từng hút thuốc. “Điều này cho thấy có thể có khác biệt trong quá trình phát triển khối u ở người chưa từng hút thuốc. Nếu chúng ta phát hiện được ung thư phổi ở người chưa từng hút thuốc là một căn bệnh khác và có thể phát hiện những khác biệt đó là gì, chúng ta có thể thiết lập các liệu pháp đặc biệt tập trung vào biến đổi di truyền ở người chưa từng hút thuốc và cải thiện tiên lượng bệnh”.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Mỹ cho cả nam và nữ. Ước tính mỗi năm ở Mỹ có khoảng 157.000 người chết vì ung thư phổi.
Nhưng không chỉ với những người hút thuốc – ung thư phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 7 trong số những người chưa từng hút thuốc. Nghiên cứu trước đã cho thấy khối ung thư phổi ở người chưa từng hút thuốc khác với khối u ở người hút thuốc. So sánh những người đã từng hút thuốc và người đang hút thuốc bị ung thư phổi, người chưa từng hút thuốc thường được chẩn đoán ở tuổi trẻ hơn, thường gặp ở phụ nữ và dễ mắc ung thư biểu mô tuyến (loại ung thư phổ biến nhất). Tất cả bệnh nhân ung thư phổi trong nghiên cứu này đều mắc ung thư biểu mô tuyến.
Những người chưa từng hút thuốc cũng dễ có đột biến gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR).
Những khác biệt này là bằng chứng cho thấy có thể có một số điểm khác nhau trong quá trình phát triển khối u của bệnh nhân.
Người chưa từng hút thuốc bị ung thư phổi cũng ít có khả năng đột biến gen KRAS, cũng thể hiện trong nghiên cứu trước.
Với người hút thuốc, chắc chắn rằng chất gây ung thư trong thuốc lá và điếu thuốc gây đột biến ADN dẫn tới phát triển tế bào ung thư không kiểm soát được.
Với người không hút thuốc, đột biến gen gợi ý các cơ chế khác gây phát triển khối u. Giáo sư David Carbone thuộc Trường ĐH Vanderbilt, cho biết: nghiên cứu mới này ủng hộ ý tưởng cho rằng ung thư ở người chưa từng hút thuốc khác với ở người đã hoặc đang hút thuốc.
Những người không hút thuốc thường được chẩn đoán ung thư phổi muộn hơn vì họ ít bị nghi ngờ mắc bệnh.
Thường gặp những người chưa từng hút thuốc bị bệnh ở giai đoạn muộn, không thể chữa được. Các thuốc nhắm vào con đường di truyền đặc biệt đã rất thành công. Ví dụ Erlotinb (Tarceva) giúp kéo dài tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư phổi có đột biến EGFR, chiếm khoảng 10% số ca ung thư phổi.
4/Không hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi (Sự biến đổi gene có tên GPC5)
Một gene được cho là nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc lá đã được “điểm mặt chỉ tên” bởi các nhà khoa học.
Không hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi
Sự biến đổi gene có tên GPC5 – có thể dẫn tới nguy cơ ung thư phổi rõ ràng ở những người chưa bao giờ chạm vào bao thuốc lá.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện mới này sẽ giúp mở ra hướng điều trị mới đối với căn bệnh và giúp tầm soát bệnh tốt hơn nhờ sớm phát hiện những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
1/4 số trường hợp tử vong do ung thư phổi mỗi năm trên toàn cầu hoàn toàn chưa bao giờ hút thuốc lá. Một nhóm các nhà khoa học, trưởng nhóm là ông Ping Yang, ĐH Y Mayo (Mỹ) đã nghiên cứu những người hút thuốc ít hơn 100 điếu trong cả cuộc đời.
Họ kiểm tra các mẫu AND từ 754 người chưa bao giờ hút thuốc để tìm gene dẫn tới ung thư phổi. Xét nghiệm cho thấy ở bệnh nhân bị ung thư tuyến (dạng bệnh phổ biến nhất trong ung thư phổi) có nồng độ GPC5 thấp hơn so với tế bào phổi bình thường là 50%. Điều này có nghĩa rằng sự suy giảm của GPC5 có thể là đặc trưng của bệnh ung thư tuyến ở những người chưa bao giờ hút thuốc.
Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định chắc chắn mối liên hệ giữa GPC5 và ung thư phổi ở những người không hút thuốc
5/Mẹ nhiều tuổi sinh con dễ bị bệnh ung thư
Những trẻ được sinh ra khi mẹ đã lớn tuổi có nguy cơ ung thư trong thời niên thiếu cao hơn so trẻ khác, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ung thư Masonic, ĐH Minnesota, Mỹ.
Mẹ nhiều tuổi sinh con dễ bị bệnh ung thư
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học số ra tháng 7 này càng khẳng định các nghiên cứu trước đó rằng, tuổi sinh nở của người mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Để có được kết luận trên, các nhà khoa học, đứng đầu là chuyên gia nhi khoa và ung thư Logan Spector và Kelly Johnson, đã sử dụng thông tin thống kế dân số và sức khỏe trẻ em ghi nhận tại New York, Washington, Minnesota, Texas và California.
Họ cũng khảo sát hồ sơ của 17.670 trẻ em 0 -14 tuổi tại các bang trên trong thời gian từ năm 1980 đến 2004 được chẩn đoán mắc ung thư, và gần 58.000 trẻ không bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ mắc 7-10 loại ung thư thường thấy nhất ở tuổi niên thiếu tăng từ 7 đến 10% ở những trẻ được sinh ra khi mẹ đã lớn tuổi.
Hiện ở Mỹ, cứ 435 trẻ em dưới 15 tuổi có một trẻ bị ung thư. Các dạng bệnh ung thư hay gặp ở trẻ gồm bạch cầu, u lympho, neuroblastoma (một dạng ung thư nguy hiểm tấn công vào hệ thống thần kinh), u Wilms, ung thư xương và ung thư phần mềm.
B/ PHUONG PHAP DIEU TRI
Bai tu van cua luong y quoc gia Ngo Duc Vuong, chuyen gia, doi tac to chuc y te
Thong tin lien he tai email:suckhoevatudo1985@yahoo.com.vn