Đăng nhập
Diễn đàn » Chính trị và Quân sự » Hình ảnh Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa (II)
Email
 Đăng ký Quên mật khẩu
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu
Người gửi Nội dung

Doanh Nam
Gửi lúc:

Hình ảnh Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa (II)

 
8. Đá Châu Viên có tên tiếng Anh là Cuarteron Reef, Trung Quốc gọi là 华阳礁 ( Huayang Jiao: Đá ngầm Hoa Dương), Philippines gọi là Calderon, nằm ở phía đông của Đá Đông (East London Reef, đang được Việt Nam kiểm soát). Năm 1988 đã diễn ra việc tranh giành đổ bộ lên Đá Châu Viên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tàu của Việt Nam cũ kỹ, chậm hơn và có ít đã bị số đông hơn tàu của Trung Quốc chặn đường từ Đá Đông lên Châu Viên, và việc đóng giữ Châu Viên của Việt Nam đã không thực hiện được. Trung Quốc đã chiếm từ đó và xây dựng nhiều công sự trên Đá Châu Viên
 
9. Bãi Trăng Khuyết
có tên tiếng Anh là Half Moon Shoal, Trung Quốc gọi là 半月礁 (Banyue Jiao: bãi ngầm Bán Nguyệt), Philippines gọi là Hasahasa
 
10. Bãi Chóp Mao (Bãi Sabin) có tên tiếng Anh là Sabina Reef, Trung Quốc gọi là 仙宾礁 (Xianbin Jiao), Philippines gọi là Escoda. Đây là một bãi đá với nhiều mỏm đá ngầm riêng rẽ nằm gần Philippines. Ảnh vệ tinh cho thấy là đã có công sự của Trung Quốc trên bãi Chóp mao
 
11. Bãi Én Đất có tên tiếng Anh là Eldad Reef, Trung Quốc gọi là 安达礁 (Anda Jiao), Philippines gọi là Malvar, Malaysia gọi là Beting Burgai, nằm ở cực đông của cụm Nam Yết (Tizard Bank) đã bị Trung Quốc chiếm. Cụm Nam Yết có 8 vị trí là Ba Bình, Bàn Than, Nam Yết, Sơn Ca, Đá Thị, Gaven, Đá Lạc, Én Đất trong đó Đài Loan chiếm Ba Bình, Bàn Than, Trung Quốc chiếm Gaven, Đá Lạc, Én Đất, Việt Nam đang đóng giữ trên Nam Yết, Sơn Ca, Đá Thị
 
12. Đá Kennan có tên tiếng Anh là Kennan Reef (Mc Kennan Reef), Trung Quốc gọi là 西门礁 (Ximen Jiao: Đá ngầm Tây Môn). Đá Ken Nan nằm ở phía Tây của Đá Tư Nghĩa trong cụm Sinh Tồn. Trung Quốc đang chiếm cả 2 bãi đá này
 
13. Đá Ba Đầu có tên tiếng Anh là Whitsun Reef (Whitson Reef), Trung Quốc gọi là 牛轭礁 (Niu'e Jiao:Bãi Ngưu Ách). Đá Ba Đầu có hình chữ V nằm ở cực đông của cụm Sinh Tồn
 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Các vị trí do Đài Loan kiểm soát có đảo Ba Bình và bãi Bàn Than. Tên gọi Ba Bình, Bàn Than dựa theo tên gọi Vạn Lý Ba Bình và Bàn Than Thạch được Lê Quý Đôn ghi lại Phủ biên tạp lục ngày xưa đã ghi lại một đảo lớn có tên là Cồn Bạch Sa hay núi Phật Tự, đã được chúa Nguyễn cho xây miếu. Trên đảo còn có miếu cổ hơn từ đời chúa Nguyễn trước có ghi chữ Vạn Lý Ba Bình (muôn dặm sóng êm). Phía bắc của đảo có Bàn Than Thạch. Các mô tả chi tiết trong đó rất giống với đảo Phú Lâm và đảo Hòn Đá ngày nay. Nhiều khả năng Cồn Bạch Sa, núi Phật Tự, Vạn Lý Ba Bình ngày xưa chính là đảo Phú Lâm (Woody island) ngày nay, và Bàn Than Thạch ngày xưa chính là đảo Hòn Đá (Rocky island) ngày nay ở quần đảo Hoàng Sa. Còn tên gọi Đá Phật Tự ngày nay được đặt cho bãi đá có tên tiếng Anh là Hardy Reef (Trung Quốc gọi là 半路礁 tức Banlu Jiao, hoặc tên khác là Xian feng jiao)
 
1. Đảo Ba Bình
Đảo Ba Bình có tên tiếng Anh là Itu Aba Island, Trung Quốc và Đài Loan gọi là 太平岛 ( Taiping Dao: Đảo Thái Bình) Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa
 
 
 
 
 
2. Bãi Bàn Than
Bãi Bàn Than có tên tiếng Anh là Ban Than Reef (dựa theo tên của Việt Nam ), Trung Quốc và Đài Loan gọi là 中洲礁 (Zhong Zhou Jiao) Bãi Bàn Than là bãi đá nhỏ chỉ gồm đá và cát trơ trọi, nổi khá cao khi thủy triều lên, nằm ở khoảng giữa của đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm và đảo Sơn Ca đang được Việt Nam kiểm soát
 
Sanleo - Hoangsa.org : 19-12-2009 lúc 06:47 AM
 

Những động thái quân sự mới của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa

 Thứ năm, 26 Tháng 5 2011 16:42

Mạng Philstar ngày 24/ 5 đưa tin “China builds more Spratly outposts”. Theo đó, Trung Quốc đã thành lập các đơn vị đồn trú và nâng cấp, xây dựng nhiều trạm tiền đồn trong khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông

 

 Mạng tin này trích dẫn tài liệu và các bức ảnh chụp từ vệ tinh tình báo của Mỹ khẳng định Trung Quốc đã bố trí các đơn vị quân đội đồn trú và nhiều doanh trại trên 6 bãi đá ngầm thuộc Nhóm đảo Kalayaan. Từ lâu Chính phủ Philíppin tuyên bố một phần của quần đảo Trường Sa gọi là Nhóm Đảo Kalayaan có diện tích 64.000 dặm vuông và được hình thành từ 54 hòn đảo, bãi đá ngầm và bãi cát ngầm. Trong Nhóm đảo Kalayaan còn có đảo Pagasa, hay còn gọi là đảo Thị Tứ, lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa. Chính quyền Philíppin đã xây dựng một đường băng và đưa một số ngư dân đến sinh sống trên đảo Pagasa và các đơn vị quân đội đồn trú trên 8 hòn đảo nhỏ khác.

Các tài liệu cho biết trong số 7 đảo hiện Trung Quốc đang chiếm đóng có 6 đảo nằm trong Nhóm đảo Kalayaan. Các đơn vị đồn trú và doanh trại của quân đội Trung Quốc được bố trí ở 6 bãi đá ngầm gồm: Kagitingan (Fiery Cross), Calderon (Cuarteron), Gaven, Zamora (Subi), Chigua (Dong Men Jiao) và Panganiban, hay còn gọi là Mischief Reef. Tại bãi đá ngầm Kagitingan, Trung Quốc thành lập các trạm thông tin liên lạc thường trực, đài quan sát biển và 1 doanh trại hai tầng có thể chứa 200 binh sĩ. Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng một bãi đỗ trực thăng, một cầu tàu dài 300 m và một khu đất trồng trọt rộng 500 m2. Bắc Kinh dự định biến bãi đá ngầm Kagitingan thành sở chỉ huy chính vì khu vực này được trang bị các loại rađa phát hiện mục tiêu trên không, trên mặt biển và truyền các số liệu vệ tinh. Đơn vị đồn trú trên bãi đá ngầm này được trang bị một số vũ khí có hỏa lực mạnh của Hải quân và một số ụ súng.

Trên các bãi đá ngầm Calderon, Gaven và Chigua, Trung Quốc xây dựng nhiều pháo đài và kho tiếp tế vững chắc được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc VHF/ UHF, rađa, pháo binh và pháo phòng không. Các kho tiếp tế này cũng có thể được sử dụng như cầu tàu cho các tàu tuần tiễu của hải quân Trung Quốc neo đậu khi cần thiết. Tại bãi đá ngầm Zamora, Trung Quốc xây dựng một pháo đài và kho tiếp tế có thể chứa 160 binh sĩ. Khu vực đồn trú này có một bãi đỗ trực thăng và được trang bị 4 pháo hai nòng 37 mm.

Trên bãi đá ngầm Panganiban, Trung Quốc xây dựng nhiều nhà ở. Năm 1995, Trung Quốc và Philíppin đã bất đồng ngoại giao với nhau khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các công trình trên bãi đá ngầm này. Lúc đó các công trình được sử dụng làm nơi trú ẩn cho ngư dân Trung Quốc nhưng vấn đề là các công trình trú ẩn đó lại được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh và rađa. Hiện nay, bãi đá ngầm Panganiban có 4 khu liên hợp nhà ở với tổng cộng 13 tòa nhà nhiều tầng. Có 50 lính thủy đánh bộ Trung Quốc thường xuyên đóng quân tại đó và được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh. 

Gần đây, Trung Quốc tiến hành xây dựng thêm một số công trình trên bãi đá ngầm Panganiban. Rõ ràng hành động xây mới của Trung Quốc là nhằm mục đích thiết lập các căn cứ ở Biển Đông để cho phép Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh trên các hòn đảo gây tranh cãi.

Ngoài các đơn vị đồn trú và địa điểm đóng quân, Trung Quốc cũng đang triển khai nhiều dự án trên biển với quy mô lớn nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Những dự án đó bao gồm kế hoạch xây dựng các bến cảng, sân bay, phao dẫn đường trên biển, nhà đèn, đài quan sát biển và các hệ thống khí tượng biển.

Gần đây Chính quyền Philíppin đề nghị các nước tuyên bố chủ quyền cùng tham gia phát triển và chia sẻ lợi ích của các nguồn tài nguyên xung quanh quần đảo Trường Sa. Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin Voltaire Gazmin cho rằng đây là một ý tưởng hợp lý và có thể là cách tốt nhất để giải quyết bất đồng trong khu vực.

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Nếu các bạn muốn xây dựng sự nghiệp kinh doanh

Nếu các bạn đang khó khăn về tinh thần

Nếu các bạn đang khổ đau vì bênh tật

Hãy liên lạc với chúng tôi khi cần nhất

Mr Doanh Nam

email:Suckhoevatudo1985@yahoo.com.vn

 

 

 

 

 

sach-day-con-lam-giau

Tự tạo website với Webmienphi.vn