Nguyên nhân và cách chữa bệnh hen phế quản
Hen phế quản là một căn bệnh rất dễ mắc phải. Những người mắc bệnh là do viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp dẫn đến làm tắc nghẽn luồng khí thở do co thắt phế quản, do sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đờm được tiết ra nhiều khi viêm, làm cho bệnh nhân bị ho, khó thở và khò khè tái đi, tái lại.
Nguyên nhân bệnh hen phế quản
Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguyên khác nhau. Có khi gần như tất cả những dị nguyên gây ra cơn hen ở một số người lại không gây ra triệu chứng gì ở những người còn lại. Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là:
- Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt.
- Hít phải không khí ô nhiễm.
- Hít phải những tác nhân kích thích đường hô háp khác chẳng hạn như nước hoa hoặc chất tẩy rửa.
- Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.
- Hít phải những chất gây dị ứng (dị nguyên) chẳng hạn như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật.
- Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản
- Thời tiết lạnh, khô.
- Cảm xúc hưng phấn hoặc stress.
- Vận động quá nhiều.
- Trào ngược dịch dạ dày – còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal reflux disease)
- Sulphit – một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu.
- Kinh nguyệt – ở một số phụ nữ (không phải là tất cả) có triệu chứng hen liên quan chặt chẽ đến chu kỳ kinh nguyệt.
Những yếu tố nguy cơ của hen
- Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác.
- Eczema (chàm) – một loại dị ứng khác ảnh hưởng trên da.
- Di truyền – có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen
Cách chữa bệnh hen phế quản
Chữa hen phế quản dùng thuốc Tây Y ( dieu tri phan ngon)
Các thuốc dùng trong điều trị hen phế quản bao gồm 2 nhóm chính:
nhóm khống chế và loại bỏ quá trình viêm do cơ chế dị ứng và các thuốc dùng để lập lại sự lưu thông của đường dẫn khí bằng cách chống co thắt hệ thống phế quản nhỏ.
Trong nhóm các thuốc chống viêm, hiện nay phổ biến nhất là các chế phẩm corticoid. Các thuốc này điều hòa việc giải phóng các hoạt chất trung gian gây viêm các cytokin (hay còn gọi là interleukin) để giảm sự lôi kéo bạch cầu ái toan và các tế bào mast là loại sản sinh nhiều chất trung gian miễn dịch IgE là chất làm tăng cường và duy trì phản ứng viêm. Ngoài ra, corticoid còn có khả năng làm tăng độ nhạy cảm và số lượng các thụ thể bêta 2 (b2 receptors) nên có tác dụng gián tiếp làm giãn phế quản. Trong lâm sàng thường sử dụng corticoid đường toàn thân như cortancyl, prednison, prednisolon, solumédrol (uống hoặc tiêm liều cao từ 2-10mg/kg/24 giờ) để khống chế cơn hen, nhất là cơn hen nặng và hen ác tính. Hiện nay trên thị trường đã sản xuất được các chế phẩm corticoid dạng hít đơn thuần như béclomethason dipropionat (bécotid), budéssonid (pulmicort), fluticason (flexotid) hay phối hợp như ventid (gồm bécotid và salbutamol) hoặc seretid (fluticason và salbutamol). Các thuốc này chủ yếu tác dụng tại đường hô hấp do không hoặc rất ít thấm vào máu nhờ cấu trúc đặc biệt và phân tử lớn của thuốc vì vậy không gây các tác dụng phụ toàn thân đáng kể, cho phép sử dụng lâu dài, an toàn, hiệu quả cao. Tác dụng phụ chủ yếu của các thuốc này là nhịp tim nhanh, run tay chân, hạ kali máu và tăng đường máu.
Ngoài ra, hiện nay trong điều trị hen, người ta bắt đầu chú ý đến các thuốc chống viêm không phải corticoid. Các thuốc này cũng có tác dụng ngăn cản quá trình viêm tại phế quản bằng cách ức chế tế bào sinh chất gây viêm như cromoglycate (lomudal), nedocromil (tilade), các thuốc ức chế thụ thể histamin H1 và ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu như ketotifen (zaditen), hoặc các thuốc ức chế trực tiếp yếu tố hoạt hóa tiểu cầu như singulair. Các thuốc này không có tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chúng là giá thành cao.
Các thuốc dùng để lập lại sự lưu thông của đường dẫn khí bằng cách chống co thắt hệ thống phế quản nhỏ gồm 3 nhóm chính sau:
Nhóm 1 gồm các thuốc kích thích thụ thể b2 (làm tăng tổng hợp AMP vòng, gây giãn phế quản) bao gồm các thuốc chủ yếu dùng trong điều trị cắt cơn hen như: terbutalin (bricanyl) dạng uống (viên, xi-rô) hoặc tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch và albuterol (ventolin, salbutamol) dạng uống (viên, xi-rô) hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Nhóm 2 gồm các thuốc nhóm methyl xanthin (theophylin và aminophylin) gây giãn phế quản mạnh do ức chế dị hóa MP vòng qua cơ chế ức chế men phosphodiesteras. Theophylin ít tan trong nước nên chỉ dùng ở dạng uống. Aminophylin tan trong nước nên có thể tiêm tĩnh mạch phù hợp với các tình huống cấp cứu, nhưng cần liều cao hơn (1mg aminophylin tương đương 0,85mg theophylin). Các thuốc này có giới hạn an toàn điều trị thấp, dễ có tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, đau đầu, co giật, nhất là khi phối hợp với kháng sinh thuộc nhóm macrolid.
Nhóm 3 là các thuốc làm giãn phế quản do ức chế guanosin mono-phosphat vòng (GMPc) như các thuốc thuộc nhóm kháng cholin đơn thuần như oxitropium bromure (tersigat) hay ipratropium bromure (atrovent) hoặc phối hợp với các thuốc kích thích thụ thể b2 như bronchodual (gồm fenoterol và ipratropium). Nhược điểm lớn nhất của các thuốc này là làm khô miệng và kích thích họng.
Trên đây là các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị HPQ nói chung. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào và phối hợp các thuốc ra sao còn phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân (cơn nhẹ hay nặng hay cơn hen ác tính), mục đích điều trị (dự phòng hay cắt cơn).
Chữa hen phế quản theo dược thảo
- Hạt cải củ: Chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, sốt. Ngày sắc uống từ 6-12 g.
- Củ gừng: Sao khô, dùng 3-6g/ngày dạng thuốc sắc hay bột. Gừng được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi.
- Ngải cứu: Dùng thân và lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản.
- Táo ta: lá táo được dùng trị hen, viêm phế quản, khó thở. Viên ngậm bào chế từ lá táo đã có tác dụng cắt cơn hen phế quản rõ rệt. Với liều ngậm 5 viên/ngày (mỗi lần 1 viên), nó còn có tác dụng dự phòng xuất hiện cơn hen trong một số trường hợp, đồng thời có tác dụng long đờm, giảm ho.
- Tía tô: Có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Hạt tía tô được dùng trị hen suyễn và ho có đờm. Ngày dùng 3-10 g hạt tía tô sắc uống.
Phac do dieu tri do to chuc y te the gioi , vien han lam khoa hoc Nga va hang duoc arkopharma
Pax+/pax+forte, Antiox+, Detox+
Detox+, Antiox+
Hiper, Mistik, Passilat, Renien
Detox+, Bratin o flex, Chromevital
Beauty, Nortia
Antiox+, Pax+/pax+forte
Beesk, Mega, Cupers, Activy
Lamin vision, Ursul
Lifepax Seniox, Vinex
Thong tin lien he tai emai:suckhoevatudo1985@yahoo.com.vn
Mot so thong tin dieu tri