Đăng nhập

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký


Từ khóa
Danh mục
Nhập khoảng giá VNĐ : Từ         đến         
Bai giang dam that bai
Toi muon thanh cong phai nhu the nao?

 


[Hình: ImageView.aspx?PublishedFileID=8763]

Tại sao người ta bị chết đuối khi bị rơi xuống nước?
Có phải do người đó không bơi được? 
Không, đó không phải là câu trả lời. Một người bị chết đuối khi rơi xuống nước bởi vì anh ta ở lại đó. 
Thật ra, vấn đề không phải là người đó đã rơi bao nhiêu lần, mà là khả năng leo lên lại sau mỗi lần ngã xuống. Xin đừng đánh giá một người bằng số lần anh ta rơi xuống, mà hãy đánh giá số lần anh ta đã leo lên lại sau khi rơi xuống sẽ chẳng bao giờ bị chết đuối cả. 
Nhưng thật đáng buồn khi nhận thấy nhiều người, như những người sau một lần thất bại nhất thời chẳng hạn, chỉ thích ngồi đó và cuối cùng chết hẳn vì thất bại, và chẳng bao giờ gượng dậy nổi.
Phẩm chất nào trong chúng ta sẽ giúp ta leo lên trở lại sau mỗi lần rơi xuống? 
Đó chính là sự bền bỉ, khả năng đứng lên lại nhiều lần sau mỗi lần ngã. Không gì trên thế giới có thể thay thế nó được. 
Tài năng cũng không; trên đời chẳng hiếm những người có tài nhưng không thành công.
Thiên tài cũng không; thiên tài không gặp thời vận cũng rất phổ biến. 
Học vấn cũng không, thế giới đầy rẫy những người có học nhưng bị bỏ rơi; 
chỉ có sự bền bỉ và quyết tâm mới mang lại kết quả. 
Trong cuộc chạm trán giữa dòng nước và tảng đá, dòng nước luôn luôn chiến thắng, không phải bằng sức mạnh mà bằng sự bền bỉ. 
Vấn đề không phải là bạn rơi xuống tới mức nào, mà là bạn đã nhảy lên cao bao nhiêu! Chẳng có gì tốt hơn sự kiên trì. 

[Hình: muon-lam-ong-chu-dung-so-that-bai.jpg]

Nhưng một người làm thế nào để phát triển được sự kiên trì? Tại sao có nhiều người có thể kiên trì vượt qua mọi khó khăn trong khi những người khác cứ đầu hàng khi vừa thấy dấu hiệu nhỏ nhoi nhất của khó khăn? Khi chúng ta ngã xuống và không tìm thấy bạn bè ở đâu cả, ta sẽ làm gì? Khi không có ai đến với ta, ai sẽ ở đó để giúp đỡ ta? 
Trí tuệ của chúng ta là cái duy nhất có thể kéo chúng ta ra khỏi vũng bùn lầy chứ không phải bạn bè hay cha mẹ, thậm chí cũng không phải vợ hay chồng.
Hầu hết mọi người đều tuyệt vọng khi thất bại, không chỉ về vật chất mà về cả tinh thần. Đấy chính là nơi nguy hiểm đang rình rập. 
“Hãy giữ lấy các giấc mơ của bạn. Vì nếu các giấc mơ ấy chết đi, bạn sẽ giống như một con chim bị thương mà không có cánh... 

Ngây Thơ, Trong Sáng và Thuần Khiết

 

Chỉ một cái click - Hãy biết Cảm Ơn người đã viết bài cho bạn đọc!

 

Những sai lầm lớn nhất của các doanh nhân kiệt xuất

 
Nếu bạn muốn làm lớn, bạn phải mạo hiểm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, sai lầm. Thực tế đã chứng minh những người thành công nhất lại chính là những người thất bại nhiều nhất.

Nhưng phải là những người rất khiêm tốn mới đủ can đảm thừa nhận là mình sai. 
Chúng tôi đã thử ngồi tổng hợp những câu trả lời của các doanh nhân nổi tiếng cho câu hỏi “Sai lầm lớn nhất trong đời ông/bà là gì?”. Dưới đây là những câu trả lời được cho là hay nhất
 
Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm CEO của công ty tài chính đa quốc gia JPMorgan Chase
 
 
“Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời tôi là không chấm dứt việc làm trung gian môi giới vay nợ sớm hơn”
 
Trích trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg năm 2009 

Jack Welch, cựu CEO tập đoàn năng lượng General Electric (GE)
 
 
 
"Sai lầm lớn nhất của tôi là không tiến nhanh hơn. Thà rằng cắt bỏ Band-Aid một lần hết luôn còn đỡ đau hơn là cứ nhổ bỏ từng ít một. Tất nhiên bạn luôn muốn mọi người thích bạn vì họ thấy bạn có tình, có lý. Thâm tâm bạn không muốn làm căng đến mức gây đổ vỡ. Thế nhưng, chính vì cách nghĩ ấy mà bạn không thể tiến nhanh được. Điều này không chỉ làm bạn tổn thương hơn mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của bạn. Đáng lẽ mọi thứ tôi làm phải rút ngắn phân nửa thời gian mới đúng.  
 
Ai cũng nghĩ rằng điều hành một tập đoàn lớn như thế thì người lãnh đạo phải không biết sợ là gì. Nhưng thực ra lúc nào họ cũng sợ, họ sợ một ngày nào đó họ sẽ ‘thổi bay’ căn cứ địa mà họ đang nắm trong tay. Giờ nghĩ lại tôi thấy mình thật quá thận trọng và nhát chết. Lúc nào tôi cũng muốn có nhiều đại diện tham gia. Nhát quá cũng khiến người ta sai lầm".
 
Trích từ cuốn "Control Your Destiny or Someone Else Will" (“Hãy kiểm soát định mệnh của bạn nếu không người khác sẽ kiểm soát”) phát hành năm 1993 của hai tác giả Noel M. Tichy và Stratford Sherman

Richard Branson, sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn đa lĩnh vực Virgin Group
 
 
 
"Nghĩ về những lỗi lầm trong quá khứ là việc rất khó với tôi, không phải vì tôi không mắc bất kỳ sai lầm nào mà vì từ nhỏ tôi đã được dạy là luôn phải nhìn vào những mặt tốt của cuộc sống. Ngay cả khi mất tiền nhiều nhất vì Virgin Cola thì tôi vẫn thấy nó đang chiếm vị trí số 1 ở Bănglađet".
 
Trích từ cuộc phỏng vấn năm 2006 của Guardian
 
Mickey Drexler, CEO của công ty thời trang J. Crew
 
 
 
"Trong một bữa ăn trưa, tôi hỏi Mickey Drexler rằng sai lầm lớn nhất của ông là gì thì ông không trả lời ngay. Nhưng sau thời gian suy nghĩ và nghe tin Gap đóng các cửa hàng của mình ở Mỹ để mở rộng sang Trung Quốc, hẳn Drexter đã nhận ra sai lầm của mình. Vì thế, mặc dù đang ở Carlifornia nhưng ông vẫn gọi cho tôi”.
 
Trích trong cuộc nói chuyện với phóng viên Vanessa Friedman của tạp chí Financial Times năm 2011
 
Drexler mắc sai lầm khi ông còn làm ở Gap. Lúc ấy, Gap đang phát triển rất nhanh và hội đồng quản trị đề ra phương án tăng cổ phần trong lĩnh vực bất động sản thêm 70%. Lúc đầu, Drexler phản đối quyết định này nhưng cuối cùng lại đứng ra thực hiện. Giờ ông tự thấy rằng đáng lẽ ra mình phải quyết liệt hơn. “Tôi đã không cương quyết đấu tranh để buộc hội đồng quản trị ngừng phương án ấy. Đáng lẽ tôi phải làm mạnh hơn”. Ông không đổ lỗi cho việc ra quyết định sai lầm của hội đồng quản trị mà tự trách mình là đã nhượng bộ.  
 

Larry Fink, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn quản lý đầu tư BlackRock
 
 
 
“Khi nghỉ việc ở First Boston, I rất bối rối không biết mình muốn làm gì và muốn đi đến đâu. Tôi thấy rất rõ là những người mua chứng khoán không nắm được những rủi ro của từng loại loại chứng khoán. Vì thế, tôi nghĩ ra ý tưởng phải thành lập một công ty quản lý đầu tư và đi sâu vào lĩnh vực quản lý rủi ro”.
 
Ý tưởng hay đấy chứ? Thế nhưng điều đáng buồn là Fink “không tự tin” vào bản thân mình. “Tôi cảm thấy cực kỳ do dự” – ông ngừng một chút để nhấn mạnh. “Vì thế tôi đến gặp Steve Schwarzman và Pete Peterson – công ty tư vấn đầu tư Blackstone. Ý tưởng của tôi làm họ thích mê đi”. Ai mà không thích cơ chứ? Dân phố Wall chưa bao giờ gặp ý tưởng nào tuyệt vời đến thế. “Trong 3 ngày, chúng tôi tiến đến thỏa thuận hợp tác. Họ cung cấp cho tôi 5 triệu hạn mức tín dụng để mở công ty. Đổi lại, tôi phải cho họ giữ 40% cổ phần công ty. Tóm lại, họ tin vào tôi còn hơn cả tôi tin mình. Vì thế, họ có quyết định đầu tư đúng còn tôi thì không”.

Trích từ cuộc phỏng vấn của Dealbreaker năm 2010 

Carol Bartz, cựu Chủ tịch kiêm CEO của trang Yahoo!
 
 
"Tôi phạm sai lầm rất nhiều. Chẳng có sai lầm nào kém sai lầm nào. Tuần nào, tháng nào, năm nào tôi cũng phạm sai lầm hết”. 
 
"Nên nói sao nhỉ…thật lòng tôi ước mình sinh con sớm hơn. Mãi 40 tuổi tôi mới sinh con. Và tôi cũng ước mình bắt đầu mọi thứ sớm hơn để tôi có thể sinh thêm”. 
 
Trích trong cuộc phỏng vấn của Tech Museum
 
Raul Vazquez, Phó Chủ tịch Điều hành thương mại trực tuyến toàn cầu của Walmart
 
 
"Khi còn làm kỹ sư cho công ty Baxter, chúng tôi cùng sáng chế ra một loại nắp dùng để đậy các lọ I ốt giúp tiết kiệm hàng trăm ngàn đô la.. Chúng tôi làm phân tích cả tỷ lần và thấy cực kỳ tự tin rằng loại nắp này sẽ thành công. Vì thế, chúng tôi lập tức thay thế đồng loạt toàn loại nắp cũ.
 
Sau đó, có tin rằng những chiếc nắp mới bị hở - thật sự xì trét vô cùng. Tôi nghiệm ra rằng việc kiên nhẫn hơn, hành động có kế hoạch và có tính toán cũng có cái giá của nói”. 
 
Trích từ cuộc phỏng vấn của Fortune năm 2009 

Jennifer Hyman, CEO, công ty cho thuê váy áo, trang sức Rent The Runway
 
 
 
"Vướng mắc của chúng tôi là công nghệ. Chúng tôi biết rất rõ rằng phải có đội ngũ công nghệ tại chỗ. Thế nhưng vì muốn làm trang web cho thật nhanh để kịp khai trương vào kỳ nghỉ lễ - thời gian mà nhu cầu thuê quần áo tăng cao – nên chúng tôi thuê một đội ở Ấn Độ để làm. Tất nhiên, trang web của chúng tôi hoàn thành đúng tiến độ, nhưng khi kỳ nghỉ đã trôi qua, chúng tôi phải rất vất vả để dọn dẹp bãi chiến trường do trang web có quá nhiều sai lỗi. Một thiếu sót nữa mà chúng tôi mắc phải là không gom đủ hàng. Chúng tôi không dự đoán được nhu cầu lại lớn như thế”.
 
Trích trong cuộc phỏng vấn của  Kembrel.com tháng 4/2010.
 
Warren Buffett, CEO của tập đoàn bảo hiểm, năng lượng, hàng tiêu dùng Berkshire Hathaway
 
 
"Tỷ dụ như năm 1988 gì đó, tôi đã định mua lại Fannie Mae. Nhưng vì chuyện này, chuyện kia mà tôi không theo tới cùng. Đáng lẽ chúng tôi đã kiếm được 1,5 tỷ đô la từ việc mua lại đó. Nhưng thực tế chúng tôi chỉ kiếm được 5 triệu đô la. Đấy là những sai lầm mà ta còn nhìn ra chứ còn những thứ ta không thấy được còn lớn gấp bội”. 
 
Trích từ video WarrenBuffettBlog  trên YouTube
 
Bill Gates, Chủ tịch tập đoàn Microsoft
 
 
 
Victor Cheng viết về Gates như sau:   
 
Một trong những thói quen nổi tiếng của Gates là lâu lâu lại ‘lặn mất tăm’ trong 1-2 tuần – không điện thoại, không tin nhắn, … không gì cả. Ông gọi khoảng thời gian ấy là “Tuần suy ngẫm”.
 
Thế nhưng sau một tuần ‘ở ẩn’, ông phát hiện ra rằng mình bỏ lỡ cơ hội ….lướt web.
 
Thế là ngay ngay hôm sau, ông ra một thông báo nội bộ với nội dung kiểu như MỌI dự án và sản phẩm trong công ty đều phải có tích hợp Internet. 
 
Lee Iacocca, cựu Chủ tịch tập đoàn xe hơi Chrysler
 
 
Lee lacocca cho biết sai lầm lớn nhất trong cuộc đời ông là thuê Bob Eaton về làm Chủ tịch ‘dự bị’ của Chrysler năm 1992. Hồi đó, Eaton đang là Chủ tịch của GM Châu Âu. 
 
“Tôi đã chọn sai người.  Tôi đã muốn thuê Hughes hoặc Smith (Louis Hughes và John F. Smith đều đang là cán bộ cấp cao của GM)” – lacocca tự trách mình. “Tôi đã không nghĩ cho thấu đáo. Eaton mãi mãi chỉ là người làm công mà thôi. Ông ấy không thể lãnh đạo một đơn vị”. 
 
Trích từ phỏng vấn của WardsAuto năm 2003 
 
Alexis Maybank, sáng lập Gilt Groupe
 
 
"Khi bạn phát triển nhanh quá, bạn khó có thể tránh được sai lầm trong tuyển dụng. Và mọi thứ đều có nguy cơ đổ vỡ vào một lúc nào đó. Như năm 2009, chúng tôi đã thử nhảy vào khu vực thị trường bình dân hơn nhưng khách hàng của chúng tôi vẫn một mực muốn dòng sản phẩm hạng sang”. 
 
Trích từ cuộc phỏng vấn của Business Insider
 
Ted Turner, sáng lập TBS and CNN
 
 
"Sai lầm lớn nhất mà tôi mắc phải là đã ‘bán rẻ’ Time Warner cho cả một hiệp đoàn các nhà cung cấp truyền hình cáp với cái giá 500 triệu gì đó để trả món nợ phát sinh khi mua MGM. Lẽ ra tôi không nên làm thế. Tôi không nên để cho họ có phiếu chống. Nhưng lúc ấy tôi đã quá mệt mỏi rồi. Sau 30 năm làm việc 18 tiếng/ngày, 5-6 ngày/tuần và hết gặp phải hết cuộc khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, tôi không còn đủ sức nữa. Và khi người ta mệt, người ta sẽ có những quyết định thiếu sáng suốt. Tôi biết rằng chúng tôi đi ngược lại nguyên tắc của mình nhưng không đoán được hậu quả sẽ thế. 
 
"Tôi không bao nghĩ rằng mình lại mất việc. Tôi không thể tin được chuyện ấy lại xảy ra. Nhưng chuyện đã rồi. Vì thế, lời khuyên của tôi cho những người trẻ tuổi: hãy cẩn thận với người mà bạn giao bán công ty. Hãy luôn chuẩn bị tinh thần bởi bạn có thể rời bỏ nó mãi mãi”.  
 
Trích từ cuộc phỏng vấn của Hauser Project năm 2001 
 
Marc Andreessen, sáng lập Netscape
 
 
"Sai lầm lớn nhất mà tới giờ chúng tôi vẫn còn cảm thấy tiếc đứt ruột là không đầu tư vào công ty thanh toán qua di dộng Square. Tôi nghĩ Jack Dorsey (người sáng lập kiêm CEO của Square) là một trong những doanh nhân xuất sắc nhất trong ngành công nghệ thông tin và chúng tôi đã không nhận ra điều này khi anh ấy xuất hiện. Chúng tôi đã bỏ qua cơ hội mà làm ăn. Đáng ra chúng tôi phải chấm anh ấy và ‘xì” tiền luôn. Nếu làm thế, hẳn chúng tôi đã thắng lớn”. 
 
Trích từ cuộc phỏng vấn của Bloomberg TV năm 2012
 
Rio Caraeff, Chủ tịch kiêm CEO của mạng video âm nhạc VEVO
 
 
"Khi tôi còn trẻ hơn bây giờ rất nhiều, một người thân trong gia đình tôi mất khi tôi đang đi công tác. Thay vì quay về nhà dự đám tang, tôi đã quyết định rằng công việc còn quan trọng hơn. Tới giờ, mỗi khi nghĩ lại tôi đều thấy hối hận vì giờ đây tôi đã hiểu ra rằng gia đình bao giờ cũng phải là ưu tiên số 1”. 
Trích từ cuộc phỏng vấn của Fortune năm 2009.

Max Levchin, sáng lập PayPal
 
 
"Tôi không thói quen nuối tiếc những gì đã qua. Vì thế nếu hỏi tôi sai lầm gì là lớn nhất thì tôi cũng không biết trả lời sao. Tôi nghĩ đáng lẽ tôi phải học thống kê nhiều hơn khi còn trên giảng đường đại học".
 
Trích trong cuộc phỏng vấn với Fortune năm 2009
 
Mark Cuban, Chủ tịch kênh truyền hình HDNet
 
 
"Đó là chúng tôi đã không quyết liệt sát cánh cùng Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPAA) và Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ (RIAA) trong các cuộc đàm phán về Đạo luật Quyền tác giả Thiên niên kỷ số (DMCA). Một sai lầm nữa là chúng tôi không xin cấp bằng sáng chế. Cá nhân tôi cho rằng bằng sáng chế có cũng như không vì nó chẳng bảo vệ được doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, quy định tố tụng đã có nhiều thay đổi và với những ý tưởng, phát minh độc đáo trong quy trình đăng tải và chia sẻ video trên mạng, chúng tôi có thể kiếm cả đống tiền nếu có loại giấy tờ này”.
 
Trích trong cuộc phỏng vấn của TechCrunch năm 2011. 
 
Thomas Stemberg, đồng sáng lập kiêm cựu CEO công ty văn phòng phẩm Staples
 
 
"Chúng tôi bắt đầu nhận giao hàng chậm hơn các đối thủ của mình khoảng hai năm. Sai lầm này làm chúng tôi mất khoảng 100 triệu USD doanh thu và 10 triệu USD lợi nhuận. Hiện nay, dịch vụ giao nhận của chúng tôi đóng góp 2,5 tỷ USD doanh thu.  
 
Trong suốt chiều dài lịch sử của công ty, đó là một trong những lần hiếm hoi mà chúng tôi đưa ra quyết định dựa trên yếu tố chi phí hơn là kỳ vọng của khách hàng. Điều này một lần nữa nhắc nhở tôi rằng phải lấy người tiêu dùng làm đầu rồi sau mới xét đến chi phí chứ không được làm ngược lại mỗi khi lên kế hoạch kinh doanh”.

Trích từ phỏng vấn của Inc năm 2011.
 
Willie Walsh, CEO của tập đoàn hàng không quốc tế International Airlines Group
 
 
 
"Chưa từng mắc sai lầm! Đừng sợ mắc sai lầm miễn là bạn biết rút kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm đó một lần nữa”. 
 
Trích từ cuộc phỏng vấn của Marketing Society năm 2011.
 
Reed Hastings, CEO của Netflix
 
 
Hastings nói sai lầm lớn nhất của ông là cố cắt bỏ dịch vụ cho thuê DVD qua thư tiên phong một thời của Netflix nhanh hơn mong muốn của hàng triệu khách hàng. Cách đây vài năm, ông và đội ngũ quản lý của mình đã tin rằng DVD sẽ sớm bị lỗi thời và vì thế họ tập trung vào cung cấp video internet với tốc độ truy cập nhanh. 
 
Việc Netflix ngừng cho khách hàng được đăng ký gói dịch vụ kép : DVD qua thư và thuê bao xem phim qua internet, buộc họ phải mua riêng từng thứ đã khiến người tiêu dùng buộc phải ‘cai’ đĩa DVD. Bỗng dưng, trong con mắt của người tiêu dùng, Netflix trở thành một kẻ phản bội tham lam và họ thi nhau hủy đăng ký đặt mua. 

Trích từ cuộc phỏng vấn của Associated Press năm 2011.

Alan Mulally, Chủ tịch kiêm CEO của Ford
 
 
Khi được hỏi sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của ông là gì, Mulally tự nhiên lặng đi rồi đáp: “Tôi không có câu trả lời hay nào cho câu hỏi đó”. 
 
Trích từ cuộc phỏng vấn của Financial Times năm 2011. 

Theo TTVN/Học làm giàu/Businessinsider

 

 




Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Nếu các bạn muốn xây dựng sự nghiệp kinh doanh

Nếu các bạn đang khó khăn về tinh thần

Nếu các bạn đang khổ đau vì bênh tật

Hãy liên lạc với chúng tôi khi cần nhất

Mr Doanh Nam

email:Suckhoevatudo1985@yahoo.com.vn

 

 

 

 

 

sach-day-con-lam-giau

Tự tạo website với Webmienphi.vn