Đăng nhập

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký


Từ khóa
Danh mục

Nghèo đeo bám tôi cả cuộc đời

Nghèo không ai khinh, cũng không gọi là nhục được, nhưng như má tôi nói, nghèo sẽ khổ đủ điều, đó là điều chắc chắn. Tôi nói với hai đứa con, bây giờ tôi sợ nghèo còn hơn ma quỷ, sợ đến khủng khiếp, sợ đến phát điên, phát cuồng. (Duyên)

Từ: Nguyễn Hữu Duyên
Đã gửi: 14 Tháng Tư 2011 3:50 CH

Từ ngàn xưa, ông cha ta thường nói không nên vạch áo cho người xem lưng, mà chuyện nghèo có hay ho gì đâu mà nói cho thiên hạ biết. Phân vân mãi rồi tôi cũng muốn chia sẻ, giãi bày về cuộc mưu sinh khá là vất vả, cơ cực của 30 năm sau khi lập gia đình từ năm 27 tuổi. Nếu tính thời gian của cuộc đời này là 60 năm như lời một bài hát thì tôi chỉ còn 30 nữa mà thôi. Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao tôi lại chịu đựng được cái nghèo cứ đeo bám tôi dai dẳng như vậy?

Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, ba dạy tôi rất nhiều điều về cách ứng xử trong cuộc sống, nhưng điều tôi tâm đắc nhất vẫn là câu tục ngữ: “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Ông giải thích ngắn gọn và dễ hiểu, tôi trân trọng mang nó vào đời. Cuộc sống viên chức của gần 30 năm về trước với đồng lương khiêm tốn làm cho gia đình tôi lâm vào cảnh thiếu thốn triền miên.

Những bộ sách hay của văn học Việt Nam và những tác phẩm của các tác giả đạt giải Nôben được tôi cất giữ cẩn thận, rồi cũng đều bị tôi xé từng tờ đưa vào lò lửa khi nồi cơm, nồi canh đang lỡ dở mà hết củi chụm. Vợ tôi ngồi khóc khi thằng con trai 6 tuổi bị sốt do viêm họng mà không có tiền để đi mua thuốc hoặc đi bệnh viện. Tôi phải lục trong ký ức, chạy ngược chạy xuôi cho đến khuya mới tìm ra một thằng bạn học có vợ làm y tá trong bệnh viện huyện xin mấy viên thuốc kháng sinh và paracetamol.

Thằng bạn từ Quy Nhơn lên chơi, nhà hết gạo, chẳng còn tiền, lương thì chưa nhận, vợ tôi phải sang nhà hàng xóm mượn một ký gạo đem ra chợ bán nửa ký mua đồ ăn, làm cơm tiếp bạn. Nhưng tôi nhớ nhất là năm 1992, cái năm ở nhờ trong vườn trồng tiêu, cà phê của ông chú vợ ở Gia Lai, và chịu trách nhiệm coi ngó cái xưởng gỗ của ông. Số tiền mang theo ít ỏi dùng để mua gạo ngày càng cạn dần.

Một bữa trưa vì đói nên tôi ra vườn moi các luống rau lang tìm củ, nhưng tìm mãi mà không có một củ nào, tôi đành phải nói với vợ lấy cái lon bắp giống rang cho tôi ăn đỡ đói. Cái nghèo đói của tôi không chỉ là những dòng nêu trên, bởi đến 30 năm kia mà. Nhưng chỉ mới viết lại đơn giản chừng ấy thôi, tôi rùng mình phát hoảng và thương hại cho cuộc đời mình, nghèo đói đến thế là cùng.

Khi mới lập gia đình, má tôi bảo rằng con cố gắng làm để khỏi phải nghèo, mà nghèo thì khổ đủ điều. Lúc ấy tôi chỉ cười và nói, con chỉ sợ giàu, phải lo xây nhà kiên cố, tường rào cổng ngõ phải bài bản, phải có chó dữ, ra đường phải nhìn trước ngó sau đề phòng trộm cướp, đi đâu cũng kẻ đón người chào mất tự nhiên. Nghe tôi nói vậy, má tôi không nói gì, chỉ cười buồn.

Không hiểu sao cái nghèo đói luôn bám riết lấy tôi, mà tôi thì không rượu chè, không cờ bạc, cũng chịu làm để góp phần lo cuộc sống gia đình và nuôi con ăn học. Nghèo thì nghèo vậy, nhưng tôi luôn lấy làm hãnh diện, thấy mình nhẹ nhàng, thanh thản vì không làm điều gì trái với lương tâm, như lời ba tôi đã dạy, đã giải nghĩa câu tục ngữ: “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ, tiền bạc của cải như bọt biển, chữ tình mới là sâu nặng bền lâu.

Cách đây 20 năm, tôi đọc một bài viết trên tờ Văn nghệ trẻ mà tôi không nhớ tựa đề, nhưng có một câu gồm ba chữ "nghèo là nhục". Phải nói là lúc ấy tôi thực sự nổi giận, và tìm người bạn rất thân chia sẻ những suy nghĩ của mình. Anh bạn của tôi thì cho rằng, lúc này là lúc nào rồi mà tôi còn ôm cái triết lý cũ mèm của ngày xửa ngày xưa ấy. Nghèo là nhục, chính xác tuyệt đối!

Anh bạn còn nói bởi vì tôi chưa nghèo đói đến mức thấy hết sự đối xử của người đời dành cho mình. Ví dụ không có nhà, người ta đuổi ra đường; không có tiền, người ta không cho mượn mà còn miệt thị chửi mắng. Chỉ chừng ấy thôi, không lẽ không nhục sao? Hơn nữa cái hãnh diện của người có tiền, của người giàu khác hẳn với cái hãnh diện gần như là một cái thú đau thương của người nghèo.

Riêng tôi thì cho rằng, nghèo nhưng có lòng tự trọng, không đánh mất nhân cách, có thể chết vì đói, lang thang nay đây mai đó vì không nhà cửa, nhưng không thể là nhục được. Tôi và người bạn tranh luận với nhau rất gay gắt, không có hồi kết. Và cuộc tranh luận ấy ít nhiều đã làm tôi phải suy nghĩ thêm về những điều mà cái nghèo phải gánh chịu trong cuộc sống những năm sau này, nhất là lời căn dặn của má tôi: nghèo sẽ khổ đủ điều.

Thời gian trôi qua như là một thước đo kiểm nghiệm giá trị của cuộc sống. Ba má tôi ngày càng già yếu, các em tôi lớn lên rồi lập gia đình, có đứa giàu đứa nghèo, lâu lâu mới gặp nhau. Tình cảm cũng không còn như ngày nào sống chung dưới một mái nhà. Tôi là con trai trưởng nhưng tiếng nói không còn trọng lượng, bởi quá nghèo. Ba má tôi không bao giờ chê tôi nghèo mà ngược lại còn rất thương tôi, nhưng không thể nghe tôi vì mọi việc trong gia đình đều do những đứa em có tiền của tôi quyết định.

Đến sổ đỏ nhà cha mẹ, tụi nó cũng lấy để vay vốn ngân hàng làm ăn, tôi cần làm gì thì đi vay nóng. Tụi nó cho nhau mượn hàng chục triệu, nhưng tôi chỉ cần ba triệu để nộp học phí cho hai đứa con thì phải mượn hàng xóm. Mà tôi có đến tám đứa em, một thằng đã là tỷ phú, có nhà hàng, có xe bảy chỗ. Có người sẽ nói rằng, có lẽ tôi ăn ở chẳng ra sao nên không có đứa em nào giúp đỡ cả. Đơn giản thôi, khả năng trả nợ của tôi rất thấp, bởi tôi nghèo quá, đang phải tha hương cầu thực, và thế là tôi đã bắt đầu cảm nhận nỗi khổ của kẻ nghèo trong một gia đình.

Nói đúng hơn, với tôi đó là nỗi bất hạnh, là sự tổn thương quá sức chịu đựng. Và tôi đã mường tượng nhận ra người bạn của tôi cũng có phần đúng khi nói nghèo là nhục. Trớ trêu thay khi tôi mường tượng ra điều ấy thì tuổi đã gần 60, cái tuổi không thể dùng cơ bắp nhiều để mưu sinh, nhưng cũng không thể làm khác được. Tuy nhiên vì đã quen với cảnh nghèo nhiều năm nên tôi tiếp tục bước vào cuộc chiến cơm áo gạo tiền cũng hết sức bình tĩnh, cũng ủi đồ, cũng bỏ áo trong quần như ai khi đi ra đường.

Đôi lúc tôi thản nhiên với số phận, bởi cho rằng mình không thể thoát ra khỏi cái cảnh nghèo như câu ca dao: Cây khô xuống nước cũng khô/Phận nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo.

Không phải ngẫu nhiên mà tôi nghĩ như vậy. Ở quê, tôi không nhà cửa, tôi xin ở nhờ nhà của bà con họ hàng, nhà của nhà nước, và cái trại bán đồ sành sứ của thằng em trai. Vào Sài Gòn, lúc thì thuê nhà ở Gò Vấp, Bình Thạnh, khi thì Thủ Đức, quận 8, và năm năm rồi trụ được tại quận 9 với cái nồi bún riêu học lỏm. Đời tôi lênh đênh ba chìm bảy nổi như thế thì làm sao dám nghĩ đến chuyện an cư lạc nghiệp, làm sao dám mơ tưởng đến việc thoát được cảnh nghèo.

Về chuyện nghèo là nhục, cũng xin nói thêm rằng, qua hơn 5 năm ở Sài Gòn, tôi thấy người ở thành phố này rất tôn trọng những người chịu thương chịu khó, chịu lao động, mặc dù những người đó rất nghèo. Cái nhìn của người Sài Gòn mang nét hào hoa tài tử của người Nam bộ trọng nghĩa khinh tài. Họ không trọng vì giàu, không khinh vì nghèo. Đã có không ít người của bao thế hệ miền Trung, miền Bắc được người Sài Gòn yêu thương gả con gái tạo điều kiện gây dựng cơ nghiệp vững chắc từ một anh sinh viên nghèo, hay từ một anh công nhân bình thường.

Nghĩ đến những điều ấy, tôi thấy lòng mình như ấm lại. Nghèo không ai khinh, cũng không gọi là nhục được, nhưng như má tôi nói, nghèo sẽ khổ đủ điều, đó là điều chắc chắn. Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đủ thứ, không nhà cửa, không lễ tết, không giỗ chạp. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là chuyện đau ốm bệnh tật, nhẹ thì được chứ nặng thì chỉ có chết vì không có tiền nằm viện, không có tiền mua thuốc.

Tôi nói với hai đứa con, bây giờ tôi sợ nghèo còn hơn ma quỷ, sợ đến khủng khiếp, sợ đến phát điên, phát cuồng. Nếu có ai hỏi trên thế gian này tôi sợ nhất điều gì thì tôi sẽ trả lời ngay: Nghèo.

*Bạn có thể ghi lại lời nhắn yêu thương bằng file âm thanh và gửi đến Tamsu@VnExpress.net

nghèo, khổ, nhục


 

Cuộc sống thượng hạng của người Qatar

 

Người Qatar sinh ra đã có "quyền giàu có", bởi Chính phủ tái phân bổ món tiền thu được từ khai thác tài nguyên cho nhân dân của mình. Với mức GDP 88.221 USD/người, người Qatar đang là những người giàu nhất thế giới.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã đến lúc chuyển đến sống ở vùng Vịnh.

Đất nước Qatar nhỏ bé mà lắm dầu mới đây đã vượt mặt Luxembourg trong cuộc đua giành ngôi vị đất nước có GDP/đầu người cao nhất thế giới, theo tờ Arabian Business.

Với dữ liệu từ IMF, các phóng viên báo này đã phát hiện ra rằng, GDP/đầu người của Qatar đang là 88.221 USD, và có thể sẽ tăng lên 111.963 USD năm 2016.

Qatar mới chỉ giành độc lập từ năm 1971, và được cai trị bởi Amir Hamad từ năm 1995, sau một cuộc đảo chính không đổ máu nhằm lật đổ cha ông.

Với 15% dân số Qatar, cuộc sống còn ngọt ngào hơn nhiều – điện, nước và các dịch vụ y tế hoàn toàn miễn phí, chính phủ trợ cấp lương hưu, và chi phí vay nợ thấp.

Cuộc sống ở đất nước giàu nhất thế giới này diễn ra thế nào?

Mỏ khí thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới nằm dưới đất nước chỉ nhỏ bằng bang Connecticut nước Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giàu có đã trở thành quyền của mỗi công dân Qatar kể từ lúc chào đời. Chính phủ tái phân bổ tiền có được từ tài nguyên của mình cho côgn dân, và đó là lý do GDP/đầu người của nước này cao kỉ lục – 88.221 USD. Họ cũng được sử dụng điện, nước, dịch vụ y tế và các loại trợ cấp khác.

Trong khi tiền của Chính phủ vẫn giúp người dân sống hạnh phúc, công dân ở đây nói rằng các nhà tuyển dụng bỏ qua họ và hứng thú nhiều hơn với người nước ngoài có học vấn cao hơn

Chỉ có 15% trong 1,4 triệu người định cư tại Qatar là công dân nước này, số còn lại là người lao động nước ngoài, từ các chuyên gia tài chính và các nhà điều hành năng lượng phương Tây cho đến lao động tạm thời từ Ấn Độ, Pakistan và các nước châu Á khác.

Thủ đô Doha với rất nhiều kiến trục đẹp mắt và khách sạn sang trọng. Phía trên là hình ảnh khách sạn Doha Sheraton

Cùng với tiền là cuộc sống sôi động về đêm. Một địa điểm nổi tiếng tại Sky View Bar thuộc khách sạn La Cigale:

Rượu là đồ uống bất hợp pháp tại đất nước có 75% dân số theo đạo Hồi, nhưng bạn vẫn có thể mua được chúng tại một số khách sạn nếu bạn được cho phép. Một số mặt hàng nhập khẩu bất hợp pháp khác là: thịt lợn, ma túy, sản phẩm khiêu dâm.

Có khoảng 8.000 công dân Mỹ sinh sống tại Qatar. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực năng lượng.

Qatar có dân số trẻ và rất nhiều nam so với nữ. Chỉ 1,5% dân số nước này trên 65 tuổi, và có 1,99 nam/nữ. Đây là hệ quả của số lao động nhập cư cao.

Cuộc sống của phụ nữ ở đây không tốt lắm. Phụ nữ ở Qatar được quyền lái xe và có nhiều quyền bình đẳng hơn những nước như Ả rập Saudi, nhưng nhiều người vẫn phải đeo mạng che mặt truyền thống. Phụ nữ cũng không được phép ngồi cạnh đàn ông ở một số nơi tại Doha.

World Cup năm 2022 sẽ được tổ chức tại Qatar. Đất nước này dự tính chi ra 65 tỷ USD để chuẩn bị tổ chức giải đấu thế giới, trong đó có cả chi phí xây dựng và trang bị điều hòa cho các sân vận động mới.

Tình dục đồng giới là bất hợp pháp ở Qatar. Khi được hỏi về vấn đề này, chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã trả lời rằng những người đồng tính nên “kiềm chế hoạt động tình dục” trong thời gian diễn ra giải đấu.

Đua lạc đà là một phần quan trọng trong văn hóa Qatar. Người lớn quá nặng để cưỡi lạc đà nên họ thường để trẻ con cưỡi. Nhưng sau khi pháp luật cấm việc này vào năm 2004, người ta đã chuyển sang sử dụng những con rô bốt cưỡi lạc đà nhỏ.

Người đứng đầu gia tộc cầm quyền Al Thani, ôgn Sheikh Hamad – có tổng tài sản trị giá 2 tỷ USD. Các thành viên trong gia đình được “trả lương” tùy theo mức độ thân cận với ông Sheikh.

Trong tháng linh thiêng Ramadan của người Hồi giáo, những người ngoại đạo cũng phải tuân theo. Những ai bị phát hiện là ăn, hút thuốc, uống rượu, hát hay thể hiện tình cảm nam nữ ở nơi công cộng có thể bị bắt giam.

 




Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Nếu các bạn muốn xây dựng sự nghiệp kinh doanh

Nếu các bạn đang khó khăn về tinh thần

Nếu các bạn đang khổ đau vì bênh tật

Hãy liên lạc với chúng tôi khi cần nhất

Mr Doanh Nam

email:Suckhoevatudo1985@yahoo.com.vn

 

 

 

 

 

sach-day-con-lam-giau

Tự tạo website với Webmienphi.vn